Bàn thờ thần tài ông địa gồm những gì? Cách bài trí chuẩn từ A-Z

Bàn thờ thần tài ông địa gồm những gì? Ở các vùng nam bộ, ban thờ thần tài ông địa được xem là tục thờ cúng đã có từ rất lâu và phổ biến nhất nước ta. Kiểu bàn thờ này được bắt gặp cũng như nhiều người biết đến nhất.

Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu đúng về những món có trên ban thờ thần tài ông địa, kể cả người mới và những người có kinh nghiệm thờ cúng lâu năm. Vậy hãy cùng Gốm Trần Minh tìm hiểu thêm bàn thờ thần tài ông địa gồm những gì ngay trong bài viết này nhé!

Bàn thờ thần tài ông địa gồm những gì?

Bàn thờ thần tài ông địa có rất nhiều thứ cần thiết như:

1. Tượng ông địa, ông thần tài

Tượng ông địa, ông thần tài
Tượng ông địa, ông thần tài

Đúng như tên gọi thì bàn thờ thần tài ông địa không thể thiếu tượng ông địa, tượng ông thần tài. Người ta thờ ông địa và ông thân tài chung với nhau vì:

  • Ông thần tài mang lại may mắn, tiền tài
  • Ông địa cai quản đất đai, tránh những tai họa tai ương đến với gia chủ

Khi thờ 2 ông chung với nhau thì giúp gia chủ chiêu tài và trấn sát. Ông địa và ông thần tài không chỉ được thờ cúng trong những ngày tết, mà hầu hết các ngày trong năm.

Lưu ý: Tượng thần tài và ông địa cũng phân biệt vị trí. Ông địa thường ngồi ở phía tay trái của thần tài. Tức là nhìn từ hướng bàn thờ ra ngoài thì ông địa ngồi bên trái, thần tài ngồi bên phải ban thờ.

2. Tượng phật di lặc

Tượng phật di lặc
Tượng phật di lặc

Phật di lặc thường được thờ chung với thần tài, ông địa nhằm mục đích là cai quản các vị thần. Bên cạnh đó, phật di lặc thể hiện sự may mắn, hạnh phúc nên việc thờ phật cũng mang một ý nghĩa khác. Tượng phật di lặc thường sẽ được đặt lên trên, để thảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi.

3. Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy

Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy

Đây là 3 hũ cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trên ban thờ thần tài ông địa. Bởi nếu không có 3 hũ này sẽ được xem là phạm đại kỵ và ngăn cản đường tiền tài. 3 Hũ này lúc nào cũng phải đầy và nếu vơi phải châm thêm vào.

4. Bát nhang

Bát nhang
Bát nhang

Theo quan niệm bát nhang phải được gắn cố định để tránh việc bị xê dịch lúc lau chùi ban thờ sẽ khiến tài lộc bị động. Tuy nhiên theo thầy phong thủy Tam Nguyên thì việc động ban thờ không liên quan tới bát nhang. Động ban thờ chỉ thực sự bị khi ban thờ được đặt ở những nơi gập ghềnh, nơi lối đi bị rung chuyển…

Nhãn nguyệt của bát nhang phải được hướng ra ngoài. Tuyệt đối không được hướng nhãn nguyệt ra sau hoặc các hướng khác. Bát nhang là vật không thể thiếu trên ban thờ. Và việc bốc nhang cũng cần có nguyên tắc. Không thể bốc nhang tùy ý được.

5. Bình hoa tươi

Bình hoa luôn được cắm hoa tươi và đặt bên trái hướng từ bàn thờ nhìn ra ngoài. Hay một cách dễ nhớ là bình hoa được trưng bên phía ông địa.

6. Mâm bồng dâng lễ

Nên cúng trái cây, có thể cúng hàng ngày. Vào những ngày vía thần tài, mùng 1, ngày rằm hàng tháng cần trang trọng hơn. Mâm bồng dâng lễ không được cao hơn bát nhang. Đặc biệt là phải thấp hơn nhãn nguyệt của bát nhang để nhãn không bị che khuất.

7. Kỷ chén thờ đựng nước sạch

Nước trong kỷ chén thờ phải thay thường xuyên. Kỷ chén nên từ 5 cái trở lên bởi nó đại diện cho ngũ hành.

8. Tô sứ đẹp có rải hoa tươi

Chọn tô sứ nông lòng đổ nước đầy vào và rải cánh hoa tươi lên. Việc này có ngụ ý là giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

9. Tỏi

Tỏi là vật mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, do đó, người ta thường bày một đĩa gồm 5 củ tỏi trên bàn thờ thần tài ông địa để tránh ma quỷ làm phiền các vị thần.

Ngoài ra, cũng có thể đặt thêm nậm rượu, ống hương và bát sâm. Ống hương và bát hương đặt ở bên trái (phía có tượng thần tài), nậm rượu đặt ở bên phải (phía có tượng Ông Địa).

Như vậy, mặc dù bàn thờ thần tài tương đối nhỏ nhưng lại có không ít các đồ vật cần được bài trí trên đó để mang lại những điều may mắn.

10. Thiềm thừ (có thể có)

Thiềm thừ (có thể có)
Thiềm thừ (có thể có)

Thiềm thừ là linh vật chiêu tài bậc nhất. Thiềm thừ vốn là cóc 3 chân chuyên hại dân làng được Lưu Hải Tiên Ông thu thập. Sau đó vì để đền đáp lại tội lỗi của mình thiềm thừ thường xuyên ban phát tiền tài cho người nghèo.

Tục truyền rằng thiềm thừ xuất hiện ở nhà ai thì nhà đó sắp có tài lộc vào nhà. Chính vì vậy trên ban thờ thần tài thường thờ ông cóc để mong mang lại may mắn và tài lộc.

11. Tỳ Hưu

Tỳ Hưu
Tỳ Hưu

Tỳ hưu vốn là con của rồng. Nhưng lúc sinh ra lại không có hậu môn. Đặc biệt chỉ thích ăn vàng bạc. Người thờ cúng tỳ hưu luôn mong muốn tiền bạc vào nhà nhiều nhưng bỏ ra thì ít. Những người kinh doanh thường hay thờ tỳ hưu với mong muốn công việc làm ăn tốt đẹp hơn.

12. Long quy

Chắc có lẽ ít người nghe đến long quy. Thực chất linh vật long quy trấn sát rất tốt, mang lại sự hưng thịnh cho gia chủ, đem phúc trạch vào nhà. Theo sự tích thì long quy là người con thứ 4 của rồng thích mang vật nặng.

Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, vượng tài. Long quy đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì lại có tác dụng hóa giải rất lớn.

Cách bài trí bàn thờ thần tài ông địa

Chú ý khi bài trí bàn thờ thần tài ông địa
Chú ý khi bài trí bàn thờ thần tài ông địa

Những điều quan trọng bạn không nên bỏ qua khi bài trí bàn thờ thần tài ông địa để tránh khỏi những điều không may:

  • Giữ cho bàn thờ, tượng các vị thần luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch
  • Khi trời mưa to, bê tượng Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc để vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương.
  • Đặt bàn thờ ở nơi sạch sẽ: để đón được tài lộc, người ta thường đặt tại ngoài cửa chính. Tuy nhiên khu vực này có nhiều người qua lại nên để tránh ảnh hưởng đến ban thờ, bạn có thể sử dụng thêm vách ngăn trang trí để ngăn cách. Ngoài ra, không được đặt gần bàn ghế làm việc hay tiếp khách mà thường xuyên có người ngồi trên đó.
  • Hạn chế động lư hương: Người ta kiêng kỵ di chuyển bát hương, nên khi lau chùi bàn thờ cần chú ý đến bát hương, nếu động bát hương sẽ khiến tài chính trong nhà bị xáo trộn, thất thoát tiền bạc, kinh tế không ổn định. Để không làm động lư hương nhiều người dùng keo 502 cố định bát hương với mặt bàn.
  • Khi cúng Thần Tài – Ông Địa, nên cúng đồ ngọt, thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…., tiền vàng.
  • Khi mới lập bàn thờ, nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí, thắp đèn liên tục, đồng thời, nên chọn loại nhang cuốn, bát nhang sẽ rất đẹp. Những chân nhang này chỉ được rút vào ngày 23 tháng Chạp.
  • Tuyệt đối không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ thần tài.
  • Không thay hũ gạo, muối, nước tùy tiện: Không được thay nước, muối gạo mà phải đợi đến ngày cuối năm mới được thay, nếu hũ nước vơi đi có thể rót thêm vào.
  • Thường xuyên hóa vàng chân hương: Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch mới được hóa vàng chân hương trên bàn thờ Thần Tài, Ông Địa cùng với tập tiền giấy vàng mã lúc đưa ông Táo về trời, sau khi hóa vàng đổ chút rượu lên đám tro.

Trên đây là bài viết bàn thờ thần tài ông địa gồm những gì? Cách bài trí bàn thờ ông địa từ A-Z. Hi vọng sẽ giúp những ai có ý định lập bàn thờ ông địa trong tương lai có thêm những thông tin hữu ích.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
phone-icon