Quy trình sản xuất đồ gốm men rạn cổ: 10 bước chính kéo dài 6 tháng

Đồ gốm men rạn cổ đang trở thành dòng sản phẩm tạo nên sự khác biệt của làng gốm Bát Tràng trong 10 năm trở lại đây. Không ngẫu nhiên, gốm sứ men rạn lại được nhiều doanh nhân, nghệ sỹ tiếng tăm yêu thích và tin dùng.

Bởi để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo không chỉ đòi hỏi đôi tay khéo léo của người nghệ nhân mà còn đòi hỏi quy trình sản xuất hết sức nghiêm ngặt. Để giúp quý khách hiểu rõ hãy cùng gốm Bát Tràng Family tìm 10 bước trong quy trình sản xuất đồ gốm men rạn trong bài viết sau đây.

quy trình sản xuất men rạn

Quy trình sản xuất đồ gốm men rạn

Bất kỳ loại gốm sứ nào đều được thành tạo bởi ba yếu tố “Nhất Xương, Nhì Da, Thứ Ba Đến Lửa”. Gốm sứ men rạn cũng tương tự như vậy, từng công đoạn một đều đòi hỏi các nghệ nhân nắm rõ đặc tính của vật liệu, nhiệt độ và canh chỉnh thời gian chuẩn xác nhất. Dưới đây là 10 công đoạn chính trong quy trình sản xuất đồ gốm men rạn chỉ có tại Bát Tràng:



Quy trình sản xuất lọ men rạn Bát Tràng

1. Tạo cốt gốm

Một đặc điểm nổi trội của đồ gốm men rạn là cầm rất nặng, độ dày lớn nhưng khi dùng tay gõ thì lại phát ra tiếng “coong” rất vang không bị “chì” như các loại gốm sứ kém chất lượng. Để tạo ra, được ccốt gốm tốt, đất phải trải qua quá trình chọn lọc, xử lý, pha chế từ 3-6 tháng.

Chọn đất

Đất sét để làm nên gốm sứ men rạn được lấy từ Trúc Thôn có đặc tính độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, chịu được nhiệt độ lên đến 1650 độ C. Đất sét Trúc Thôn có độ ngót (co lại) khi sấy khô rất lớn nên đòi hỏi nhà lò phải có kinh nghiệm mới “điều khiển” và cho ra thành phẩm như ý.

đất sét làng gốm bát tràng

Nghệ nhân Bát Tràng đã biến đất vô hồn thành các tác phẩm nghệ thuật

Riêng đồ thờ men rạn sẽ có sự chọn lượng kỹ hơn, theo tiết lộ của các nghệ nhân hàng đầu Bát Tràng “Nguyên liệu đất sét được tuyển chọn kỹ lưỡng từ vùng đất linh thiêng – Đất tổ Hùng Vương, đất sét trắng lấy ở Đông Triều – nơi có núi thiên Yên Tử hoà quyện với nước phù sa sông Hồng phủ lên mình lớp men bí truyền của ông cha từ ngàn năm truyền lại”.

Xử lý đất

Trong đất có chứa rất nhiều tạp chất khác nhau, chính vì vậy cần phải xử lý đất hết sức quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất. Thông thường, sẽ có 1 hệ thống bao gồm 4 bể chứa đặc biệt theo trình tự lần lượt:

– Bể đánh: dùng để ngâm đất sét thô và nước (3-4 tháng). Công dụng của bể này là làm cho đất phá vỡ kết cấu nguyên thủy và phân rã hòa lẫn vào nước tạo thành một loại hỗn hợp dạng lỏng.

– Bể lắng (bể lọc): hỗn hợp ở bể đánh sau khi sử lý tiếp tục được đưa xuống bể lắng. Sau một thời gian, đất sét có khối lượng nặng lắng xuống dưới, các tạp chất hữu cơ nhẹ sẽ nổi lên trên và được vớt bỏ đi.

– Bể phơi: dùng để phơi đất trong vòng 3 ngày liên tục rồi tiếp tục chuyển sang bể ủ.

– Bể ủ: có tác dụng khử oxit sắt và các tạp chất bằng phương pháp lên men để loại bỏ các vi sinh vật có trong đất. Thông thường thời gian ủ càng lâu thì càng tốt.

Ngoài ra, tùy thuộc vào giá thành của sản phẩm, mà nhiều nhà lò tại Bát Tràng có pha thêm cao lanh theo công thức gia truyền để tăng độ bền của xương gốm.

2. Định hình cho sản phẩm mộc

Để tạo được dáng chuẩn, có độ đồng nhất cao hiện nay tại Bát Tràng rất ít sử dụng kỹ thuật vuốt tay trên bàn xoay. Thay vào đó, sử dụng phương pháp đổ rót đổ “hồ đầy” (hồ thừa) vào các khuôn 2 mang hoặc nhiều mang tùy thuộc độ phức tạp để tạo dáng thô ban đầu cho sản phẩm. Quá trình đòi hỏi sự khéo léo và nhẫn nại, thợ rót phải đổ “hồ đầy” từ từ cho không khí thoát ra ngoài tránh hiện tượng “bọt khí” ảnh hưởng đến chất lượng của gốm.

đổ khuôn đồ gốm bát tràng

Rót hồ đầy cẩn thận cho không khí thoát ra bên ngoài

3. Phơi sấy và sửa hàng mộc

Khuôn đúc được phơi ở nơi thoáng mát hoặc được sấy bằng bóng đèn dây tóc để nước bóc hơi dần (4 – 24h tùy thuộc vào kích thước) rồi tiến hành “tháo khuôn”.

chông đèn đồ gốm bát tràng

Chông đèn cho gốm được khô đều

Hàng mộc được thợ gốm đặt trên bàn xoay và được gọt cắt những chỗ thừa, bồi đắp chỗ thiếu. Đặc biệt ở miệng và đế của hàng mộc được gọt sao cho đạt được kích thước và độ dày đồng nhất. Tiếp đến, hàng mộc sẽ được rửa để loại bỏ bụi bẩn đảm bảo cho bề mặt đạt độ nhẫn mịn hoàn hảo nhất.

chuốt gốm mộc bát tràng

Gọt và định dáng cho gốm

rửa gốm thô bát tràng

Loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt

4. Chuốt chi tiết và đắp nổi

Đây là giai đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ của thợ vẽ gốm, từng chi tiết một sẽ được chuốt sao cho sắc nét nhưng vẫn mềm mại, uyển chuyển, thanh thoát.

chuốt chi tiết gốm sứ bát tràng

Đắp nổi và chuốt hoa văn

Sau đó là công đoạn đắp nổi các chi tiết tạo nên sự khác biệt của dòng gốm men rạn nổi tiếng của Bát Tràng. Tùy thuộc vào độ kỳ công của sản phẩm có thể đắp vài chục đến hàng nghìn chi tiết khác nhau. Điểm khó ở giai đoạn này là đòi hỏi thợ gốm phải có kinh nghiệm, chi tiết đắp phải hài hòa với dáng gốm, nhẫn nại không bỏ sót bất cứ phần nào như: vảy rồng, vuốt rồng, cánh hoa, thân lá…



Công đoạn đắp nổi

5. Nung lần 1 ở nhiệt độ 700 độ C

Sau khi hoàn thiện phần chuốt chi tiết và đắp nổi, gốm sẽ được nung ở nhiệt độ khoảng 700 độ C. Thành phẩm cho màu hồng nhạt rất đẹp mất, theo tiết lộ của nhà lò thì giai đoạn này giúp cho xương gốm được định hình, chắc chắn ngay từ cốt lõi của sản phẩm. Sau đó thợ gốm sẽ phun một lớp men bóng để đảm bảo nước men được sáng ngay từ lớp đầu tiên của phần “da gốm”.

gốm nung lần 1

Nung lần một cho ra thành phẩm màu hồng nhạt

6. Vẽ màu lên họa tiết

Vẽ màu lên họa tiết (xử lý sắc màu âm bản) là công đoạn khó nhất trong quá trình làm đồ gốm men rạn. Bởi không phải bất kỳ thợ làm gốm nào cũng có thể làm được công đoạn này mà nó đòi hỏi kinh nghiệm xử lý màu, khả năng thẩm mỹ và cảm nhận độ đậm nhạt.

vẽ men lên họa tiết

Vẽ màu lên các chi tiết

7. Bôi nến lên họa tiết

Trong công đoạn này, thợ làm gốm sẽ vẽ nến trắng lên các họa tiết đã hoàn thành trước đó. Mục đích là khi phun men khi bị hòa lẫn vào màu trên các họa tiết.

bôi nến lên chi tiết gốm men rạn

Bôi nến lên hoa văn

8. Nhúng men rạn

Tùy thuộc vào nhà lò sẽ có phương pháp tráng men khác nhau, trong đó phổ biến nhất là: phun men, dội men lên bề mặt gốm kích thước lớn hay nhúng men với những loại gốm nhỏ. Mỗi nhà lò sẽ có các kỹ thuật và tỉ lệ pha men khác nhau được xem là “bí mật gia truyền”.

dội men rạn

Dội men lên đồ gốm có kích thước lớn

nhúng men rạn

Nhúng men với những đồ có kích thước nhỏ

Sau khi nhúng men, thợ gốm sẽ kiểm tra từng sản phẩm một trước khi đưa vào lò nung. Ở những chỗ nào khuyết men phải quệt lại hoặc chỗ dư thừa phải cạo bớt đi để cho độ dày ở tất cả vị trí đều như nhau.

9. Nung lần 2 ở nhiệt độ 1280 độ C

“Nhất Xương, Nhì Da” đã hoàn thiện, thành bại cuối cùng còn lại do “Lửa” nếu không thuận lợi thì coi như tất cả đem đi “đổ sông, đổ biển” chính vì vậy giây phút nhóm lò hết sức thiêng liêng. Người thợ cả sẽ thấp ba nén nhang và thành kính cầu khấn thần lửa phù trợ. Quá trình luôn có người canh liên tục không kể ngày đêm để đảm bảo nhiệt độ nâng lên, hạ xuống để “gốm chín” một cách hoàn hảo nhất.

gốm men rạn nung lần 2

Gốm được đưa vào lò nung

10. Tạo nét men rạn nổi bật

Đồ gốm men rạn sau khi được lấy ra khỏi lò còn ấm, thợ gốm sẽ xoa một lớp mực len lõi vào trong tận xương gốm, để khô tự nhiên và cuối cùng là rửa đi lớp mực thừa cho ra thành phẩm cuối cùng.

mâm bồng trước và sau khi bôi mực

Mâm bồng trước và sau khi bôi mực

Trước khi đưa đến tay khách hàng, thợ gốm kiểm tra lại chất lượng thành phẩm lần cuối, loại bỏ đi những sản phẩm không đạt chất lượng như bị mẻ, nứt, màu không đều, chi tiết không sắc nét.

hoa men rạn đắp nổi

họa tiết men rạn đắp nổi

hoa văn đuôi phụng đắp nổi

Một số chi tiết khi hoàn thiện

Những điểm nổi bật của đồ gốm men rạn Bát Tràng

– Mỗi sản phẩm đều có nét rạn hình tam giác, tứ giác, ngũ giác…khác biệt nhau, có thể nói là “độc nhất vô nhị”.

– Đồ gốm men rạn sẽ có cốt đầy, thành dày, cầm nặng tay, màu men sáng bóng, bền màu theo thời gian.

– Gốm men rạn thường được sử dụng làm đồ thờ bởi riêng nó hội tụ và căn bằng ngũ hành:

+ Thổ: chất đất, chất men biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.

+ Mộc: từ tro trấu trong men.

+ Thủy: trong công nhào nặn, vẽ họa tiết trang trí.

+ Hỏa: nhiệt độ cao trong lò nung.

+ Kim: tạo nên nò nung gốm, dát vàng, bọc đồng sản phẩm.

bộ đồ thờ men rạn

Bát Tràng Family hội tụ đồ thờ men rạn chất lượng nhất

Bát Tràng Family là chuỗi siêu thị gốm sứ chính hãng Bát Tràng với 100 cửa hàng trên toàn quốc. Chúng tôi có mối liên kết chặt chẽ với các nghệ nhân hàng đầu của làng gốm mỹ nghệ tại Gia Lâm, Hà Nội để đưa đến cho khách hàng những giá trị độc nhất mà không thể tìm bất kỳ ở nơi đâu:

✅ Tập hợp đồ thờ men rạn Bát Tràng chất lượng nhất Việt Nam.

✅ Hỗ trợ tư vấn không gian thờ phụng chuẩn Phong Thủy.

✅ Lựa chọn sản phẩm theo chuẩn kích thước bàn thờ của từng gia chủ một.

✅ Phân phối trọn bộ hoặc từng món đồ lẻ theo mong muốn của khách hàng.

✅ Nhận thiết kế, chế tác đồ thờ men rạn theo yêu cầu của khách hàng.

✅ Giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc.

Xem thêm các mẫu đồ thờ men rạn tại BatTrang Family: https://battrangfamily.com.vn/do-tho-bat-trang/do-tho-men-ran/

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
phone-icon