Lộc bình là gì? Lộc bình (lục bình) là đồ thờ phong thủy được sử dụng rộng rãi trong không gian thờ phụng của vua chúa, quan lại, danh gia, vọng tộc thời phong kiến. Trong Phong thủy, lộc bình được xem là pháp khí chiêu tài mang đến may mắn, sung túc, đại cát cho gia chủ. Hãy cùng gốm Bát Tràng tìm hiểu chi tiết dưới đây:

bộ đồ thờ men rạn

Bộ đồ thờ men rạn Bát Tràng đầy đủ có lộc bình

Trong những năm gần đây, lộc bình Bát Tràng được yêu thích và sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước. Để giúp quý khách hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất lộc bình Bát Tràng nổi tiếng suốt 700 năm; những công đoạn phức tạp để tạo nên một sản phẩm gốm mỹ nghệ cao cấp đạt độ tinh xảo độc nhất vô nhị.

Lộc bình Bát Tràng có gì đặc biệt?

Lộc bình Bát Tràng cân bằng về Ngũ hành điều này cực kỳ quan trọng trong việc thờ cúng. Vì mỗi gia chủ sẽ mang một mệnh riêng và mỗi hành đều có hành tương khắc theo quy luật:

  • Kim khắc Mộc.
  • Mộc khắc Thổ.
  • Thổ khắc Thủy.
  • Thủy khắc Hỏa.
  • Hỏa khắc Kim.

lộc bình bát tràng

Bộ lộc bình Tứ Linh

Lộc bình Bát Tràng hội tụ và cân bằng Ngũ hành trong từng sản phẩm:

  • Kim: lò nung tạo nên; vẽ, dát vàng; bọc đồng.
  • Mộc: từ tro trấu tạo trong men.
  • Thủy: nguyên liệu cốt lõi của gốm
  • Hỏa: 2 lần nung tạo nên độ bền vĩnh cữu của gốm Bát Tràng.
  • Thổ: chất đất, chất men biểu trưng cho sự khởi đầu, sinh trưởng và phát triển.

Chính vì vậy, lộc bình Bát Tràng thường được đặt tại các nơi trang trọng như: phòng khách, phòng thờ, nhà họ-tộc, đình chùa, miếu…để tăng độ uy nghiêm và vượng khí. Lộc bình cũng có nhiều kích đa dạng: 1m2, 1m4, 1m6, 1m8… phục vụ nhiều không gian khác nhau.

Quy trình sản xuất lộc bình tại Bát Tràng

Để thành tạo lộc bình có rắn rỏi bên trong, tinh xảo bên ngoài phải trải dài 6 tháng và hơn 7 bước kỳ công để tạo nên một kiệt tác gốm sứ bền mãi theo thời gian.

1. Chọn và xử lý đất

Lộc bình là vật dụng Phong Thủy nên sẽ được các nghệ nhân Bát Tràng chọn:

“Nguyên liệu đất sét được tuyển chọn kỹ lưỡng từ vùng đất linh thiêng – Đất tổ Hùng Vương, đất sét trắng lấy ở Đông Triều – nơi có núi thiên Yên Tử hoà quyện với nước phù sa sông Hồng phủ lên mình lớp men bí truyền của ông cha từ ngàn năm truyền lại”.

Sau đó được tinh lọc qua 4 bể đất bao gồm: bể đánh, bể lắng, bể phơi, bể ủ để tạo nên nguyên liệu chuẩn nhất. Thời gian để hoàn thiện công đoạn này thường mất 6 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào chất lượng mà nghệ nhân mong muốn.

đất sét làng gốm bát tràng

Quý giá đất

2. Đổ hồ tạo hình

Ngày nay, các nhà lò rất ít sử dụng kỹ thuật vuốt tay trên bàn xoay truyền thống. Thay vào đó, sẽ sử dụng phương pháp “rót hồ” vào khuôn thạch cao để định hình cho sản phẩm mộc. Công đoạn khó nhất trong công đoạn này là làm sao cho bọt khí thoát ra ngoài từ từ, nếu không sản phẩm sẽ bị rỗng không đạt chất lượng.

Ba phần: miệng, thân và đế của lộc bình được đúc riêng biệt và được gắn liền đồng nhất với nhau.

khuôn thạch cao làm lộc bình bát tràng

Khuôn thạch cao đúc lộc bình

3. Phơi sấy và sửa lộc bình mộc

Lộc bình có kích thước lớn nên thời thường sử dụng phương pháp sấy bằng đèn dây tóc để đảm bảo cốt gốm khô đều và nhanh hơn. Thời gian để sấy một chiếc lộc bình thường kéo dài từ 18-24 tiếng tùy thuộc vào kích thước.

khuôn lộc bình bát tràng

Lộc bình thô và vẽ màu âm bản

Sau khi lộc bình được tháo khuôn và chuyển đến thợ gốm sẽ có nhiệm vụ gọt cắt những chỗ thừa. Miệng và đế của lộc bình là vị trí được chuốt kỹ nhất ở  công đoạn này để đảm bảo hài hòa với dáng lộc bình.

4. Vẽ họa tiết

Vẽ họa tiết là giai đoạn tốn rất nhiều thời gian và công sức của thợ vẽ gốm. Tùy độ phức tạp của các chi tiết, thì thời gian hoàn thiện công đoạn này tốn khoảng 1-30 ngày. Từng nét vẽ hay đắp nổi đều mang dấu ấn mềm mại, uyển chuyển tạo hồn cho hình sắc tổng thể của lộc bình.

vẽ lộc bình bát tràng

Nghệ nhân vẽ tỉ mỉ trên lục bình

Một lộc bình cao cấp là hội tụ của hàng nghìn nét vẽ, hàng nghìn lần đắp nổi để tạo nên sản phẩm mỹ nghệ độc nhất vô nhị. Do đặc thù vẽ tay nên khi nhìn kỹ thì mỗi chiếc lộc bình sẽ mang một hình thái, dáng dấp và phong cách của từng nghệ nhân.

5. Tráng men

Đối với lục bình thường sử dụng 2 kỹ thuật chính đó là: phun và tráng men. Điểm đặc biệt là mỗi nhà lò sẽ sử dụng men đặc chế gia truyền nên sẽ có màu sắc, độ bóng hoàn toàn khác nhau. Trước khi tráng men, nhà lò phải trải qua nhiều công đoạn sao cho màu vẽ trên họa tiết không hòa lẫn vào men nền và men bóng.

dội men rạn

Dội men lộc bình

6. Nung gốm sứ

Tùy thuộc vào loại men sử dụng trên lộc bình mà sẽ có cách nung khác nhau. Thông thường lộc bình Bát Trang sẽ trải qua 1-2 lần đun ở nhiệt độ khoảng 1200 đến 1300 độ C bằng 2 phương pháp đun khử và đun oxy hết sức phức tạp.

gốm men rạn nung lần 2

Gốm được đưa vào lò nung

Quá trình đun đòi hỏi người “gác lò” có kinh nghiệm nhiều năm vì chỉ cần một sơ xuất nhỏ thì xem như các công đoạn trước đó sẽ coi như công cóc. Trước khi đốt lò, người thợ cả sẽ thấp 3 nén nhang để khấn Thần Lửa phù trợ cho quá trình diễn ra suôn sẻ. Lò đun sẽ có thợ túc trực suốt 24 giờ để kiểm tra.

7. Kiểm tra thành phẩm

Thợ gốm tiến hành tháo lò và kiểm tra chi tiết trên từng sản phẩm một. Những chiếc lộc bình bị nứt, vỡ, họa tiết không sắc nét, màu men không đạt chuẩn sẽ bị loại bỏ trước khi đến tay của khách hàng.

kiểm tra lộc bình bát tràng

xưởng lộc bình bát tràng

Kiểm tra chi tiết thành phẩm

Lưu ý: Để tránh mua phải hàng lỗi, hàng kém chất lượng bạn nên tìm đến các cửa hàng kinh doanh lâu đời có tiếng như Gốm Trần Minh để tìm được các sản phẩm lộc bình tốt nhất Bát Tràng.

10+ mẫu lộc bình gốm sứ Bát Tràng đẹp

lộc bình bát tràng đẹp

lộc bình bát tràng đẹp

lộc bình bát tràng đẹp

lộc bình bát tràng đẹp

lộc bình bát tràng đẹp

lộc bình bát tràng đẹp

lộc bình bát tràng đẹp

lộc bình bát tràng đẹp

lộc bình bát tràng đẹp

Tham khảo thêm tại đây: 99+ mẫu Lọ Lộc (Lục) bình gốm sứ Bát Tràng Đẹp [Giá rẻ Nhất]

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
phone-icon