Bộ tam sên là gì? Ý nghĩa của bộ tam sên

Trong các buổi lễ thờ cùng, người ta thường hay nhắc đến “Bộ Tam Sên”. Và có rất nhiều người thắc mắc rằng Bộ tam sên là gì? Tam sên gồm những gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt.

Hãy cùng với gốm sứ Bát Tràng Family tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Bộ tam sên gồm những gì và có ý nghĩa thế nào ?

Bộ tam sên là tên gọi dân gian của ông bà xưa, với 3 loài vật đại diện cho trên trời, mặt đất và dưới nước. Đồng thời 3 loài vật này cũng phải đáp ứng 3 hình thái là Thai Sinh, Noãn Sinh và Thấp Sinh.

Theo các chuyên gia văn hóa thì bộ tam sên cũng tượng trưng cho Thiên – Thổ và Thủy trong vấn đề tâm linh. Tam sên thường được dùng là quả trứng gà hoặc trứng vị – tượng trưng cho Thiên (trên trời), một miếng thịt heo – tượng trưng cho Thổ (mặt đất) và tôm hoặc cua – tượng trưng cho Thủy (dưới nước).

bộ tam sên 1
Hình Ảnh Bộ Tam Sên

Trong Kinh Lăng Nghiêm nó còn có một ý nghĩa khác và được Đức Phật chia ra thành 12 loài:

  • Noãn Sinh: Loài sinh ra từ quả trứng
  • Thai Sinh: Được sinh ra từ bào thai
  • Thấp Sinh: Được sinh ở dưới đất ẩm ướt như côn trùng
  • Hóa Sinh: Sinh ra hình thái mới bằng việc loại bỏ bản chất cũ của mình, ví dụ gạo hóa mọt
  • Hình Tướng: Loài có sắc

Hiện nay, ngoài việc chuẩn bị 3 món lễ vật kể trên thì người ta còn chuẩn bị thêm một con cá lóc nướng trui nữa để cúng kèm theo.

Bộ tam sên khi cúng Thần tài, Ông địa

Để cầu may mắn, thuận lợi trong việc làm ăn thì mọi người thường sẽ chuẩn bị 1 bộ tam sên để cúng Thần tài, Ông địa gồm:

  • 1 bình hoa cúc vạn thọ
  • 1 mâm ngũ quả
  • 5 cây hương/nhang
  • 5 chung rượu đế
  • 2 cây đèn cầy
  • 2 điếu thuốc
  • 2 miếng vàng bạc
  • 5 phần xôi chè cúng khai trương
  • Gạo và muối hột
  • 1 bộ tam sên bắt buộc phải có (1 quả trứng, 1 miếng thịt heo và 1 con tôm), cả 3 món này đều phải luộc lên

tam sên gồm những gì

Khi nào thì dùng bộ tam sên để cúng?

là một trong những nét văn hóa tâm linh và mang một nét đẹp nhân sinh của người Việt, thì cúng tam sên thường được dùng trong các nghi lễ:

  • Lễ cúng khai trương, liên hoan nhà mới
  • Lễ cúng đất đai, động thổ hoặc nhập trạch
  • Cúng Thần tài, Ông địa
  • Cúng thôi nôi, đầy tháng cho bé
  • Ngoài ra, cúng tam sên cũng có thể dùng để cúng tam tai, giải hạn

bộ tam sên 2

Những lưu ý cần biết trước và sau khi cúng Thần Tài, Thổ Địa, …

  • Hàng ngày bạn nên thắp hương mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 16 – 19h, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
  • Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa thường xuyên.
  • Không được để các con vật chó mèo đến quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.
  • Hàng tháng thường xuyên lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước
  • Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vung vãi ra ngoài.
  • Vàng, bạc đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng từ ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào,
  • Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không nên cho người ngoài ăn.

Mỗi mâm cúng đều có những lễ vật thiết yếu và những điều lưu ý cần tránh, cho nên sự chuẩn bị kỹ càng và chu đáo trong các mâm cúng rất quan trọng.

Như vậy là bạn đã hiểu được bộ tam sên là gì? Cũng như ý nghĩa và khi nào thì nên sử dụng đúng không nào? Bát Tràng Family xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
phone-icon