Rượu nho là gì? Rượu nho hay còn được gọi là rượu vang, một loại thức uống có cồn được lên men từ nho. Rượu nho là một trong những thức uống phổ biến trên toàn thế giới cũng như Việt Nam với lịch sử lâu đời lên đến 8.000 năm.
Tại Việt Nam, rượu nho không còn là thức uống xa xỉ nữa mà trở nên phổ biến và dễ làm hơn từ chính nguồn nguyên liệu trong nước. Dưới đây, Gốm Trần Minh sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm rượu nho tại nhà và những thông tin có ích xung quanh loại rượu này:
Rượu nho có rất nhiều loại khác nhau
Rượu nho có tác dụng gì?
Việc sử dụng rượu nho một cách điều độ và đúng khoa học (khoảng 3 cốc mỗi tuần, với khoảng 150m/lần) sẽ mang đến lại những lợi ích về sức khỏe mà chính bạn cũng không ngờ tới như:
- Đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể: hỗ trợ tích cực quá trình giảm cân và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
- Ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm cảm lạnh đến 60%.
- Phòng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ nhờ vào chất chống oxy hóa flavonoid.
- Phòng ngừa bệnh ung thư đường ruột.
- Phòng chống bệnh tim mạch và đột quy.
Đừng quên dùng đúng liều lượng
Cách ngâm rượu nho tại nhà
Bài viết này chỉ hướng dẫn cho bạn cách làm rượu nho ngay tại nhà với hương vị ngon nhất, chứ không phải tạo nên các loại rượu vang nổi tiếng đắt đỏ. Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu với tỉ lệ sau đây:
- 4Kg nho tươi nên chọn loại nho có màu đỏ thẩm, trái còn tươi không bị thâm hay dập nát.
- Đường trắng 1,5kg.
- Bình hoặc chum thủy tinh ngâm rượu bằng gốm, thủy tinh có dung tích khoảng 5 lít để đạt được chất lượng tốt nhất.
Bước 1: Rửa nho sạch
Đem nho rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, ngâm với dung dịch nước muối pha loãng hoặc nước rửa rau củ trong 20-30 phút. Ngâm xong, rửa lại một lần để ráo ở nơi khô thoáng.
Bước 2: Loại bỏ cuống nho cẩn thận
Một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng quyết định rất nhiều đến chất lượng rượu nho. Bạn dùng tay xoay nhẹ cuống để tách cuốn nho ra khỏi quả. Không nên dùng tay ngắt cuống vì làm vậy bạn đã vô tình làm dập nho.
Bước 3: Sơ chế nho
Để thúc đẩy quá trình lên men đều và nhanh hơn bạn hãy cắt đôi nho. Khi cắt bạn sẽ thấy được những phần nho bị hư hỏng và loại bỏ ngay lập tức.
Bước 4: Đặt nho và đường vào trong bình
Sau khi sơ chế nho bạn đặt nho vào trong bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn theo tỉ lệ 1 ký nho/ 300-500g đường. Một lớp nho là một lớp đường sau cho lớp trên cùng là lớp đường.
Bước 5: Ủ rượu nho
Sau khi, hoàn thành bước đặt nho và đường vào trong hủ. Bạn đậy nắp bình đảm bảo kín hơi, côn trùng không thể chui vào trong. Để bình ở nơi khô dáo, thoáng mát không có ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian khoảng 20 ngày là có thể sử dụng.
Rượu nho uống ngon hơn với đá
Mẹo nhỏ: Nếu bạn muốn làm rượu nho với số lượng ít và trong thời gian ngắn. Bạn có thể sử dụng bình giữ nhiệt và cho thêm mít chín cây vào để nhanh quá trình lên men tự nhiên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng thêm độ rượu bằng cách thêm rượu nếp vào ủ chung với nho và đường theo tỉ lệ: 1 ký nho – 3 lít rượu – 300g đường.
Giới Thiệu Bình Ngâm Rượu Bát Tràng
Chum sành tài lộc Bát Tràng
Chum sứ Bát Tràng vẽ cô tấm 20 lít
Chum sứ Bát Tràng vẽ đám cưới chuột 50 lít
Chum sứ Bát Tràng vẽ chú bé chăn trâu 20 lít
Chum sứ Bát Tràng vẽ tài lộc 20 lít
Chum sứ Bát Tràng vẽ phố cổ Hà Nội 30 lít
Chum sành ngâm rượu đắp nổi Tùng Hạc 30 lít Bát Tràng
Chum sành ngâm rượu Văn Lang Âu Lạc
Phía trên là hướng dẫn cách làm rượu nho thơm ngon ngay tại nhà một cách an toàn nhất. Không nên lạm dụng rượu, chỉ nên sử dụng tối đa 150ml/ trong mỗi bữa ăn để đảm bảo đạt được những lợi ích về sức khỏe.
Chúc các bạn thành công!