Vinh quy bái tổ là một trong những phong tục có từ rất lâu, và phong tục này đã được mang lên tranh gốm sứ. Vậy ý nghĩa của tranh gốm sứ vinh quy bài tổ là gì? Hãy cùng với Bát Tràng Family tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Vinh quy bái tổ là gì?
Nếu phân tích từ trong “Vinh quy bái tổ” thì cụm từ này rất giàu hàm ý. Từ “Vinh” trong vinh danh, mang ý nghĩa thành công. “Quy” mang ý nghĩa quay về, trở lại chốn cũ. “Bái” mang ý nghĩ khấn vái, bái lạy. “Tổ” là tổ tiên, thế hệ đi trước.
Nguồn gốc của phong tục vinh quy bái tổ
Theo như các tài liệu có từ thời triều đại Việt Nam xưa, thì phong tục này có từ năm 1335 thời nhà Lý. Những người sau khi thi và đỗ ở Kinh Kỳ thì sẽ được cấp áo mũ, võng ngựa để về quê hương bái tổ và được ghi danh vào sử sách.
Theo như sử sách, thư điểm ghi chép lại thì vị trang nguyên đầu tiên được vua ban lệ Vinh quy bái tổ là vị Trạng Chiếu – Phạm Đôn Lễ. Ông đã đổ trang nguyên năm 27 tuổi khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12 (năm 1481) vào đời vua Lê Thánh Tông. Và phong tục Vinh quy bái tổ bắt nguồn từ đây.
Xem thêm: Cách chọn tranh gốm sứ treo phòng khách đẹp
Ý nghĩa của tranh gốm Vinh quy bái tổ
Phong tục Vinh quy bái tổ đã được mang vào tranh gốm tạo nên bức tranh gốm vinh quy bái tổ với ý nghĩa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Khi nhìn vào bức tranh, bạn sẽ thấy được hình ảnh đoàn người rước quan về làng vô cùng long trọng. Hình ảnh này tượng trưng cho những người đã đỗ đạt công danh và trở về quê hương để báo đáp công lao sinh thành. Bức tranh thể hiện được nét đẹp văn hóa “uống nước nhớ nguồn” của người Việt từ rất lâu đời.
Thời xưa, việc thi cử là vô cùng khó khăn, vì ba năm mới tổ chức được một khoa thi. Chỉ có những người thực sự tài giỏi thì mới có thể vượt qua được hàng nghìn sĩ tử khác vì tỉ lệ đậu là rất ít. Sau khi may mắn được đỗ và lên làm quan trong triều, thì hằng năm các vị tân khoa sẽ được lính hầu rước trở về quê hương. Tại đây, vị quan sẽ được dân chúng chào đón hân hoan với cờ, lọng, chiêng, trống rất rầm rộ. Vị tân khoa sẽ cùng với gia đình (nếu đã có vợ) trở về làng và đến nhà thờ của dòng họ để khấn bái tổ tiên. Sau đó sẽ báo đáp công lao sinh thành của bậc cha mẹ.
Ngày nay, tranh gốm Vinh quy bái tổ thường được xuất hiện nhiều trong nhà của những người làm kinh doanh, và những thành đạt với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, thể hiện sự kính hiểu đối với cội nguồn.
Trên đây là bài viết về ý nghĩa của tranh gốm Vinh quy bái tổ. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.