Tìm hiểu về gốm hoa nâu

Gốm Hoa nâu là một trong những dòng gốm cổ của Việt Nam được thế giới biết tới mang nét đặc trưng của gốm Việt. Dòng gốm này đáng được xem là cột mốc đánh dấu một thời hoàng kim về nghề gốm giai đoạn Lý- Trần. Tuy sự hưng thịnh của gốm hoa nâu thời Trần chỉ kéo dài khoảng 4 thế kỷ nhưng nó là một kho tàng vô giá phản ánh một giai đoạn lịch sử đẫm chất nhân văn nhưng cũng đầy tinh thần thượng võ của dân tộc. Sau đây hãy cùng Bát Tràng Family tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của dòng gốm Hoa nâu vang bóng thời Trần này nhé.

Niên đại của Gốm Hoa Nâu

Gốm Hoa nâu có niên đại khá lâu rồi, theo những nghiên cứu những hiện vật được phát hiện từ những lần khai quật, khảo khát thì các nhà khảo cổ đã đưa ra những cột mốc thời gian về sự tồn tại của dòng gốm này như sau

  • Thời Lý thế kỷ 11-13
  • Thời Trần, thế kỷ 13-14
  • Thời Trần – Lê sơ, thế kỷ 14-15.

gốm hoa nâu

Tuy nhiên trong giai đoạn triều lý thịnh hành nhất vẫn là những dòng gốm men ngọc, mãi cho đến thế kỷ 13-14 thì mới được xem là thời đại của gốm Hoa Nâu, vậy nên tên gọi của loại gốm này còn được biết đến với tên Gốm Hoa Nâu Thời Trần, giống như tên gọi của Gốm men ngọc thời Lý.

Đặc điểm gốm hoa nâu thời Trần

Tên gọi gốm Hoa nâu để chỉ loại gốm được tráng men trắng ngà và trang trí phần lớn bằng hoa văn màu nâu, hoặc có thể là loại tráng men nâu và trang trí hoa văn màu trắng.

gốm hoa nâu

Nguyên liệu chủ yếu tạo ra mày nâu này là Oxit sắt. Các hiện vật còn sót lại, chúng ta thấy chủ yếu là loại gốm nền trắng ngà và hoa văn nâu. Do đó, Thuật ngữ “ Gốm Hoa nâu” được các chuyên gia gốm sứ  thống nhất để mô tả một loại đồ gốm có trang trí hoa văn bằng men mầu nâu.

  • Gốm Hoa nâu thời Trần thược loại sành xốp dầy, xuơng gốm thô và khá nặng bởi nguyên liệu chính để làm nên sành xốp là cao lanh hoặc đất sét trắng hay đất sét thường.
  • Màu nâu được tạo từ nguyên liệu khai thác tại chỗ như quặng đá nghiền thành bột men nâu, và pha thêm những phụ gia khác như oxít sắt hay đá Son, nên sau khi nung từ 1000-1300 độ C, sẽ có những cấp màu khác nhau như: nâu cà phê, nâu hạt dẻ, nâu da lương,…
  • Phần men và màu gốm hoa nâu được làm từ đá, đất có trộn lẫn tro trấu và vôi, sau đó sử dụng các thủ pháp tạo hoa văn khác nhau thông qua men màu nâu, trắng.

gốm hoa nâu

  • Về kỹ thuật chế tác còn nhiều hạn chế, nhưng ngược lại nó lại mang đến những đặc tính của gốm Hoa nâu như : màu sắc của men có màu ngà bởi nguyên liệu chưa được lọc luyện kỹ và kỹ thuật nung không đảm bảo được độ hoàn nguyên, xương còn xốp và ngấm nước do hạt nguyên liệu không đủ mịn và nhiệ độ nung thấp,..

Xem thêm: Một số mẫu lọ hoa lúa mạch đẹp

Quá trình phát triển của Gốm Hoa Nâu Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, gốm hoa nâu có thể chia làm nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Để phân biệt, các nhà nghiên cứu dựa vào các dạng khác nhau của hoa văn trang trí sau đó đem đối chiếu nội dung, bút phát , nghệ thuật cách điệu với các hoa văn trên các sạn phẩm khác cũng cùng thời Lý Trần

Giai đoạn thứ nhất của gốm Hoa Nâu thời Trần

Rõ nét nhất trong giai đoạn này là sản phẩm được trang trí bằng hoa văn màu nâu trên nền trắng ngà. Tuy rất hạn chế về màu sắc ( nâu, trắng ngà) nhưng đây là giai đoạn khởi đầu cho các sản phẩm gốm được trang trí bằng hoa văn màu.

Ban đầu các hoa văn thường được trang trí với nét vẽ chìm, và được tô màu tại những nơi có diện tích nhỏ do số lượng màu nâu còn hiếm, hoa văn chủ yếu là hình cây mới nảy mầm, nhú lá.

Mãi một thời gian sau, lối vẽ chìm tô nâu mới phát triển mạnh trên các loại thạp lớn, và thường có những họa tiết trang trí bằng hình hoa cúc, hoa sen, chim, cò voi, hổ…. Có thể thấy lúc này màu sắc được sử dụng linh hoạt hơn, nhưng không phải vậy mà người ta bỏ quên những họa tiết giản dị như hình lá, nụ hoa ban đầu. Nhưng nhìn chung những sản phẩm gốm hoa nâu thời Trần giai đoạn này mang theo phong cách giản dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống của người nông dân Việt Nam.

gốm hoa nâu

Giai đọan thứ nhất của gốm hoa nâu Thời Trần là tiền để kỹ thuật và nghệ thuật cho một giai đoạn phát triển tiếp theo, với những sản phẩm được trang trí thủ công hơn, uyển chuyển hơn, và kích thước hiện vật lớn hơn.

Giai đoạn thứ hai của gốm hoa nâu thời Trần

Đây là giai đoạn xuất hiện thêm một dòng gốm nền nâu và hòa văn trắng, loại gốm này xuất hiện và tồn tại song song với loại gốm nền trắng hoa văn nâu ban đầu.

Gốm nền nâu hoa văn trắng không phải là sản phẩm được tráng men nâu mà là sản phẩm tráng men trắng sau đó đuợc cạo bỏ men nền và được tô nâu, hoặc là tô nâu chồng lên men trắng phần nền của họa tiết. Do đó người nghệ nhân có thể chèn thêm các mảng màu trắng và nâu một cách dễ dàng hơn, khiến cho các họa tiết trở nên mạch lạc ,bình dị, hấp dẫn.

Tuy nhiên dòng gồm mới này chỉ thích hợp với các tầng lớp trên trong xã hội bấy giờ bởi giá thành khá cao. Để tạo nên những sản phẩm này, nguời thợ bắt buộc phải bỏ ra nhiều công sức hơn và tay nghề đòi hỏi sự khắt khe và kỹ thuật cao.

Giai đoạn thứ ba của gốm hoa nâu thời Trần

Tới gian đoan này, sự phát triển của kỹ thuật và sản xuất đã đạt tới một bước phát triển cao hơn nên nguồn nguyên liệu không còn khó khăn như lúc đầu. Màu nâu này không còn hiếm nữa mà rất dễ khai thác từ nguồn phù sa có hàm lượng sắt cao, dồi dào của vùng đồng bằng sông Hồng mang lại.

Trong giai đoạn này, màu không chỉ dùng để tô mà còn để tráng lên toàn bộ sản phẩm, có khi cả mặt trong lẫn ngoài. Dễ thấy nhất là những chiếc thạp, chóa và các sản phẩm men nâu mang họa tiết màu trắng, hoặc những chiếc bát to mang hình hoa thị, bát trang trí hình chân chim.

gốm hoa nâu

Đây còn được xem là giai đoạn mở đầu cho các loại gốm men nâu, men da lương như hũ, ấm, bát đĩa, lọ, thạp của các thời sau Lý – Trần. Dù lối vẽ hoa trắng nền nâu không có trình độ nghệ thuật cao như gốm hoa lam nhưng nó mang lại ý nghĩa to lớn, đánh dấu cho buổi ban đầu của giai đoạn nghệ thuật trang trí đồ gốm, bỏ qua kỹ thuật tô mày, khai mở cho kỹ thuật vẽ trên gốm hoa lam Việt Nam.

Tuy chỉ tồn tại vẻn vẹn khoảng 4 thế kỷ cho đến khi gốm hoa lam xuất hiện thì gốm hoa nâu đã dần mất đi vị thế độc tôn và dần biến mất. Nhưng Gốm hoa nâu Việt Nam đã để lại dấu ấn của riêng nó trong lịch sử nghề gốm và lịch sử Việt Nam mà không thể phai mờ được.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
phone-icon