Việc trưng bày mâm ngũ quả từ lâu đã là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc ta. Mâm ngũ quả này không chỉ thể hiện lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn với ông bà tổ tiên. Nhưng theo mỗi vùng miền, địa phương khác nhau mà cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết sẽ khác nhau.
Hãy cùng Gốm Trần Minh đi tìm hiểu mâm ngũ quả ba miền Bắc Trung Nam có những đặc điểm gì? Trong bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa mâm ngũ quả trong ngày Tết nguyên đán
Hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết có nguồn gốc xuất xứ từ đạo Phật. Được nhắc đến nhiều trong Vu Lan bồn với hình ảnh trái cây 5 màu. Theo quan niệm của nhà Phật, 5 màu quả chính là tượng trưng cho ngũ thiện căn. Bao gồm là: Huệ căn, Niệm căn, Định căn, Tấn căn và Tín căn.
Ngoài ra, theo văn hóa của người Việt nói chung và văn hóa phương Đông nói riêng. Mâm ngũ quả còn thể hiện 5 yếu tố ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ những yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Đồng thời trong phong thủy số 5 còn tượng trưng cho sự sống và sung túc. Do đó, mâm ngũ quả trong những ngày Tết thường được trưng bày 5 loại trái cây khác nhau.
Mỗi vùng miền, địa phương sẽ có cách trưng bày mâm ngũ quả khác nhau. Tuy nhiên chung quy lại thì mâm ngũ quả vẫn là một nét đẹp văn hóa nổi bật của người Việt. Nó không chỉ thể hiện lòng thành kính của các con các cháu với các tổ tiên. Mà đây còn thể hiện cho thành quả lao động cả năm dài của các con cháu dâng lên tổ tiên.
Cách trưng bày mâm ngũ quả 3 miền
Trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
- Các loại quả thờ ngày Tết ở miền Bắc gồm những loại quả gì?
Thông thường những mâm ngũ quả Tết ở miền Bắc được lựa chọn tuân theo thuyết ngũ hành. Chính vì vậy, những loại quả thờ ngày Tết ở miền Bắc thường được phối theo 5 màu. Những màu này bao gồm: màu trắng (Kim), màu đen (Thủy), màu đỏ ( Hỏa), màu vàng (Thổ).
- Cách bày mâm ngũ quả ở miền Bắc
Trong những mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc không bao giờ thiếu nải chuối xanh. Nải chuối xanh bao giờ cũng được đặt ở dưới giống như bàn tay nâng đỡ, thể hiện sự che chở và bao bọc. Một quả bưởi hoặc trái Phật thủ sẽ được đặt ngay trung tâm và đi kèm những loại quả khác ở xung quanh. Mọi thứ sẽ được kết hợp sao cho hài hòa và cân đối nhất.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
- Những loại quả thờ cúng ngày Tết ở miền Trung
Những loại trái cây của miền Trung thì không được đa dạng và phong phú như 2 miền Nam, Bắc. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết của miền Trung không quá câu nệ và cầu kỳ về mặt hình thức. Thường theo phong tục miền Trung sẽ ưu tiên có gì cúng đó, quan trọng là thành tâm. Cho nên tùy thuộc vào từng điều kiện cũng như hoàn cảnh gia đình mà mỗi mâm ngũ quả đều sẽ khác nhau.
- Cách sắp xếp mâm ngũ quả thờ cúng ngày Tết ở miền Trung
Cũng bởi vì không câu nệ về hình thức cho nên cách bày mâm ngũ quả của người miền Trung cũng khá đơn giản. Thông thường, họ sẽ ưu tiên bày biện những loại quả có hình dáng to nặng ở phía dưới. Còn những loại quả nhỏ thường được bày biện ở phía trên sao cho trông cân đối và vừa mắt nhất là được.
Mâm ngũ quả thờ cúng ngày Tết ở miền Nam
- Mâm ngũ quả Tết Nguyên Đán miền Nam có những gì?
Người dân Nam Bộ có tính khá cầu kỳ trong cả việc ăn uống và bày biện mâm quả cho ngày Tết. Họ thường ưu tiên chỉn chu ngay từ khâu chọn những loại quả.
Người miền Nam thường lựa chọn những loại quả như: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Với điều mong muốn “cầu sung vừa đủ xài”. Cầu cho một năm mới đầy đủ, sung túc, hạnh phúc trọn vẹn. Bên cạnh đó, còn có thêm một số loại trái cây đặc biệt như thơm, hay một cặp dưa hấu tròn to để hai bên.
- Cách trang trí mâm ngũ quả của miền Nam
Thông thường trong cách bày trí mâm ngũ quả của miền Nam cũng khá đơn giản. Nhưng luôn đòi hỏi sự hài hóa, cân đối. Họ thường sắp xếp những loại quả to, nặng và xanh ở bên dưới. Những trái khá nhỏ và chín thì sẽ được bày lên trên. Đặc biệt thì họ sẽ cố gắng bày trí sao cho mâm ngũ quả giống như ngọn tháp. Với cặp dưa hấu họ sẽ thường đặt riêng 2 bên của mâm ngũ quả.
Những điều kiêng kỵ khi bày mâm ngũ quả
Khi bày biện những mâm ngũ quả cho ngày Tết Nguyên Đán sắp đến bạn cũng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ. Chẳng hạn như:
- Hầu hết người dân miền Nam sẽ kiêng cúng những loại quả như lê, táo, chuối, quýt, cam,…. Bởi theo quan niệm của họ thì những loại quả này không đem lại những ý nghĩa tốt cho việc làm ăn.
- Những ngày Tết Nguyên Đán thường sẽ kéo dài, vì vậy không nên lựa chọn những loại quả quá chín. Khi trưng trong mâm ngũ qủa sẽ dễ gây ra hư, thối. Điều này sẽ mang đến những điềm không may trong năm mới.
- Bạn nên chuẩn bị mâm ngũ quả trước đêm 30 Tết, hay đêm 29 Tết nếu năm đó có tháng thiếu.
- Một điều đặc biệt nên lưu ý chính là trái cây phải là trái cậy thật. Tuyệt đối không được sử dụng trái cây giả. Bởi điều này thể hiện sự không thành kính với những bậc bề trên.
Lời kết
Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục tập quán khác nhau, do đó cách bày biện cũng sẽ khác nhau. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu thêm về bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở mỗi miền.