Nho là một trong những loại trái cây có rất nhiều tác dụng, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, mà nó còn có tác dụng phòng trị được rất nhiều loại bệnh. Nho khi được lên men sẽ trở thành rượu, lúc này công dụng của nó còn được tăng lên rất nhiều lần. Các bạn hãy cùng với Gốm Trần Minh tìm hiểu về cách làm rượu nho trong bài viết sau đây nhé.
Nguyên liệu để làm rượu nho
Để có thể làm rượu nho thì bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau đây
- Nhỏ chín 1 kg
- Đường cát 300 gram (đường phèn càng tốt), bạn có thể thêm hoặc bớt tỷ lệ đường cát nếu bạn muốn rượu nho của bạn chua hay không chua
- Bình thủy tinh để ngâm rượu
Các loại nho ngâm rượu
Có 3 loại nho phổ biến hiện nay là: nho đen, nho xanh, nho đỏ, cả 3 loại này đều có thể ngâm rượu được. Tuy nhiên, nếu bạn muốn rượu có màu đỏ và có vị chua thì nên chọn nhỏ đỏ, và có một lưu ý nhỏ là bạn đừng chọn những trái quá chín để ngâm làm rượu nhé. Để rượu nho tự ngâm tại nhà được thơm ngon, thì việc chọn lọc nho bạn cũng cần phải lưu ý:
- Nho tươi: Bạn nên chọn những chùm lớn, có trái to và mọng nước, phần cuống có cuống xanh, mềm mại. Một điều lưu ý là bạn không nên chọn mua loại có cuống bị khô, vỏ thì nhăn, không còn được nguyên chùm
- Nho khô: Bạn nên chọn loại nho có hạt tròn, to, mềm, khô, sáng màu và có vị ngon. Sau đấy bạn hãy bốc thử một nắm sau đó bop lại; Khi bạn thả tay, nếu nho nhanh chóng rời ra thì đó là nho ngon, hạt tròn; còn nếu chúng vẫn bị dính lại thì đó là nho kém chất lượng.
Cách làm rượu nho tại nhà vô cùng thơm ngon
Sau khi bạn đã chuẩn bị mọi thứ xong xuôi thì việc tiếp theo là thực hiện ngâm rượu. Và hiện tại có 2 cách ngâm rượu nho đó là: Ngâm rượu nho tươi và ngâm rượu nho khô.
Phương pháp ngâm rượu bằng nho tươi
Trong phương pháp này, lại có thêm 2 phương pháp nhỏ nữa là ngâm nguyên trái hoặc bóp nhuyễn ra
Ngâm nguyên trái:
- Bước 1: Rửa sạch nho sau đó để ráo nước. Nên rửa qua 2 – 3 nước, trong quá trình rửa nên rửa nhẹ tay, tránh làm nho bị dập
- Bước 2: Tách nho ra khỏi trùm, và ngắt cuống, sau đấy bỏ vô bình ngâm theo phương pháp 1 lớp nho bạn sẽ trải đều 1 lớp đường theo tỷ lệ 1 kg nho và 300-400 gram đường, các bạn cứ thực hiện như vậy cho đến khi hết nho và lớp trên cùng là lớp đường.
- Bước 3: Bước tiếp theo bạn đến đậy kín bình ủ, và để khoảng từ 18 đến 20 ngày. Lúc này đường và nho sẽ tự lên men để tạo thành nước siro nho hay bạn có thể gọi là rượu nho.
- Bước 4: Sau 20 ngày chưng cất, thì lúc này nho trong bình hầu hết chỉ còn lại vỏ. Lúc này bạn tiến hành vớt nho ra, sau đó lọc bỏ phần xác của nho và phần còn lại chính là rượu đã chưng cất đấy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn quá trình lên men rượu diễn ra nhanh hơn thì bạn có thể thêm vào một ít mít chín vào và ủ trong bình giữ nhiệt. Với cách này thì khoản 2 ngày là nho đã lên men và có mùi rượu.
Khi thưởng thức, bạn hãy cho thêm đá vào nhé, như vậy rượu sẽ thơm ngon hơn.
Bóp nhuyễn:
Khi thực hiện cách này thì bạn cần chuẩn bị 1 bình ngâm với dung tích khá lớn, ví dụ bạn sửa dụng 1 kg nho thì phải cần bình trên 5 lít để ngâm, và cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa nho thật sạch và ngắt bỏ cuống nhơ, để ráo nước rồi cho vào 1 cái thau sạch; sau đấy cho đường vào và dùng tay bóp quả nhỏ cho dập vỏ (không cần phải bóp nát nho) rồi trộn đều khoảng 15 phút.
- Bước 2: Cho hỗn hợp vừa trộn vào bình ngâm, bạn nên dùng một miếng vải thưa đậy quanh lắp bình (bạn không nên đậy quá kỹ vì bạn cần phải để bình còn lên men). Sau đấy để khoảng 3 tháng là được; có một điều lưu ý là cứ khoảng 2 tuần, bạn dùng đũa trộn đều hỗn hợp để giúp quá trình lên men được diễn ra nhanh hơn và đều hơn
- Bước 3: Sau 3 tháng ngâm rượu thì các bạn lấy thành phẩm ra rồi sử dụng một miếng vải lọc hết các chất cặn bã còn xót lại trong bình, sau đấy đổ nước nho vào lại bình và ngâm thêm 2 tháng nước là có thể dùng được nhé.
Ngâm rượu với nho khô
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nho khô 1kg
- Rượu trên 40 độ 3 lít
- Bình thủy tinh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho nho vào bình theo 1 tỷ lệ
- Bước 2: Cho rượu vào bình
- Bước 3: Đậy kín nắp trong hơn 3 tháng là có thể sử dụng được ngay
Những tác dụng của rượu nho
Trong Đô y, rượu nho còn được biết đến với cái tên khác là bồ đào, có vị ngọt, tính bình, không độc hại, nó có tác dụng thông thủy đạo, ngừa tê thấp, trừ phong hàn…. Ngoài ra nó còn có một số tác động tốt khác cho cơ thể như:
- Rất tố cho tim mạch
- Ngăn ngừa cholesterol
- Ngăn ngừa ung thư…
Cách bảo quản rượu nhỏ
- Tránh để rượu dưới ánh sáng trực tiếp
- Nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát
- Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh…
Một số lưu ý khi sử dụng rượu nhỏ
- Không nên sử dụng rượu nho trong thời gian dài
- Những người bị bênh tiểu đường, tiêu chảy, kiết lỵ thì nên kiêng ăn nho
Vậy là bạn đã biết cách làm rượu nho tại nhà rồi nhỉ, rất đơn giản đúng không nào. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.