Sữa chua nếp cẩm được xem là một trong những món ăn vặt phổ biến trên các con phố ở Sài Gòn và được giới trẻ ưa chuộng. Việc thưởng thức món tráng miệng này vào mùa hè sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe lẫn tinh thần của bạn trong những ngày thời tiết nắng nóng.
Hôm nay, Gốm Trần Minh sẽ hướng dẫn bạn cách làm sữa chua nếp cẩm đơn giản mà chuẩn vị ngay sau đây.
Sữa chua nếp cẩm là món gì?
Sữa chua nếp cẩm là một món ăn có màu tím đặc trưng của nếp cẩm kết hợp với màu trắng thanh mát của sữa chua. Món ăn có 2 nguyên liệu chính là sữa chua và nếp cẩm.
Những hạt nếp cẩm được lựa chọn kỹ càng, hạt to tròn và có màu tím sẫm đặc trưng. Sau khi chế biến, hạt nếp cẩm sẽ mềm, căng mọng nhưng không nứt vỡ. Còn phần sữa chua được làm từ sữa chua nguyên chất, có vị thơm, chua dịu và ngọt. Sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu này tạo nên một món ăn giải nhiệt cực tốt trong những ngày nắng nóng.
Nguyên liệu sữa chua nếp cẩm
- 30gr lá nếp
- 1 chút muối
- 2 hộp sữa chua có đường
- 1 lít sữa tươi không đường
- 150gr đường cát trắng
- 300gr gạo nếp cẩm
- Nước cốt dừa
- Sữa đặc
- Dụng cụ: hộp đựng sữa chua, nồi nấu, máy xay sinh tố, dao, thớt,…
Cách làm sữa chua nếp cẩm
Bước 1: Làm sữa chua
Cho 1 lít sữa tươi không đường và 1/2 lon sữa đặc vào nồi nấu tới khi sôi lăn tăn thì tắt bếp.
Sau đó, cho sữa ra một cái tô cho nguội bớt. Khi hỗn hợp còn âm ấm thì cho 1 hộp sữa chua vào khuấy đều.
Bước 2: Ủ sữa chua
Đổ sữa chua vào từng hũ nhỏ. Sau đó cho vào nồi cơm điện.
Đổ nước ấm ngập 2/3 hũ sữa chua, sau đó đậy nắp nồi cơm điện lại. Để chế độ giữ ấm trong vòng 15-20 phút rồi rút dây điện ra. Sau khoảng 2 tiếng hoặc tới khi nước nguội thì cắm dây điện lại, vẫn để chế độ hâm nóng trong 15 phút. Lặp lại quá trình này tới khi sữa chua được ủ xong (6 – 8 tiếng). Từ đó, chúng ta đã thực hiện xong cách làm món sữa chua dẻo mịn ngay tại nhà.
Bước 3: Nấu nếp cẩm
Nếp cẩm vo sạch, sau đó cho 500 ml nước ấm ngâm trong vòng 4 – 6 tiếng rồi chắt nước ra. Sau đó, cho nếp vào nồi nấu cùng 600 ml nước lọc. Nấu tới khi nước sôi thì cho lá dứa vào nấu cùng.
Nấu tới khi nước gần cạn thì vớt lá dứa ra rồi cho 100 ml nước cốt dừa và 100 gr đường nâu vào. Nấu thêm 15 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm
Khi nếp nguội bớt, bạn cho vào ly rồi ăn cùng với sữa chua. Có thể thêm đá nếu thích.
Sữa chua nếp cẩm có công dụng gì?
- Tốt cho tim mạch: Trong nếp cẩm có chất lovastatine và ergosterol có chức năng tái tạo mạch máu, giúp phòng tránh nguy cơ tai biến tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch,… Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa rối loạn mỡ máu, điều hòa huyết áp.
- Bổ máu: Nếp cẩm trong sữa chua được ủ men lên màu đỏ mận có tác dụng tốt cho máu, đặc biệt là với các chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Giúp cơ thể khỏe khoắn và khắc phục tình trạng mất máu.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong men của nếp cẩm chứa vi khuẩn có lợi, khi kết hợp với các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp đường ruột hấp thụ tốt hơn. Ngoài ra, sữa chua nếp cẩm cũng rất tốt cho những người thường xuyên bị táo bón.
- Chống loãng xương: Sữa chua nếp cẩm có chứa canxi, photpho,… giúp xương chắc khỏe hơn. Nhờ vậy có thể phòng ngừa các căn bệnh về xương như loãng xương, thoái hóa khớp xương,…
- Giảm cân: Đây là một công dụng được nhiều chị em phụ nữ quan tâm và yaourt nếp cẩm thật sự là món giảm cân cực kỳ hiệu quả với hàm lượng canxi cao đốt cháy mỡ.
- Làm đẹp da: Bất kỳ món sữa chua nào cũng có công dụng làm đẹp da và sữa chua nếp cẩm cũng không nằm ngoài cuộc. Việc ăn sữa chua nếp cẩm hàng ngày giúp da được giữ ẩm tốt và làm chậm quá trình lão hóa.
Ăn sữa chua nếp cẩm khi nào tốt nhất?
Thời điểm ăn sữa chua chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sức khỏe của bạn tốt hơn. Theo các chuyên gia, 3 thời điểm vàng để ăn sữa chua nếp cẩm tốt nhất khi:
- Ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ đồng hồ
- Ăn vào lúc xế chiều
- Ăn sữa chua vào buổi tối
Vừa rồi là phần hướng dẫn cách làm sữa chua nếp cẩm đơn giản mà chuẩn vị. Hy vọng, những thông tin trên giúp bạn làm ra được món ngon và có thể thưởng thức cùng với những người thân trong gia đình.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Bát Tràng Family không chịu trách nhiệm và đảm bảo về độ chính xác của các thông tin liên quan đến sức khỏe và y học. Hãy liên hệ với các chuyên gia và bác sĩ tư vấn để được biết thêm chi tiết.