Rượu nếp cái hoa vàng là một loại rượu nổi tiếng của người Bắc Bộ có màu vàng mùi vị thơm ngát. Rượu được làm từ gạo nếp còn lớp còn nguyên vỏ lụa và lớp cám nên có màu vàng rất đặc trưng. Hãy cùng Gốm Trần Minh tìm hiểu về loại rượu đặc biệt này:
Hạt nếp cái hoa vàng tròn, đầy ngả vàng nhẹ
Rượu nếp cái hoa vàng có tác dụng gì?
Gạo nếp làm rượu do còn giữ nguyên lớp cám và vỏ lụa nên rất giàu dinh dưỡng, trong đó có Protein, Lipid, các loại Vitamin có lợi cho sức khỏe. Rượu có tác dụng giúp ăn ngon miệng, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực và kích thích tiêu hóa rất tốt.
Nếu sử dụng đúng cách với liều lượng vừa phải (không quá 200ml) trong mỗi bữa ăn thì rất có lợi cho cơ thể. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu rượu nếp cái hoa vàng chuẩn nhất.
Rượu hoa vàng ngâm trứng gà giúp bồi bổ cơ thể
Cách làm rượu nếp cái hoa vàng ngon
Để cho ra loại rượu đạt chất lượng cao thì việc lựa chọn thì việc nguyên liệu và tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quá trình làm rượu là hết sức cần thiết.
Nguyên liệu làm rượu
- Gạo nếp: 5kg.
- Men rượu có đặc tính cay nóng: 50g.
Các bước để làm rượu nếp cái hoa vàng
Bước 1: Chọn gạo nếp làm rượu
- Gạo phải còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám tự nhiên.
- Gạo phải giữ được mùi thơm, thời gian sau thu hoạch là 3 tháng.
Bước 2: Ngâm nếp trong nước lạnh từ 4-6 tiếng sau đó đem đi đồ như xôi.
Bước 3: Sau khi nếp chín thì trãi đều trơi nong, mâm, nia lớn với một lớp mỏng.
Bước 4: Rải men đều trên bề mặt khi nếp vừa ấm tay. Nên chia men thành 2 phần, 1/2 cho bề mặt trên, sau đó lật mặt dưới rải ½ còn lại để đảm bảo men được phủ đều trên nếp.
Bước 5: Cho hỗn hợp nếp và men rượu vào trong bình, lu, vại làm bằng thủy tinh, sành sứ. Nên để lắp đầy khoảng 2/3 thể tích hủ rồi đậy kín trong 1 tuần.
Lưu ý: Khi ủ nếp vào mùa đông (thời tiết lạnh) thì nên giữ ấm cho hủ hoặc để gần bếp để ủ nóng.
Bước 6: Trưng cất rượu cái nếp vàng
Dùng nồi nấu rượu bằng đất nung hoặc đồng để trưng là cách tốt nhất để đảm bảo rượu có mùi vị như ý muốn. Cho tất cả cơm và nước cốt vào nồi và đung ở lửa nhỏ đợi rượu chảy ra có nồng độ khoảng 40-45.
Bước 7: Chôn rượu từ 1-2 năm để rượu khử đi methanon và tách Andehit (những chất gây mệt mỏi và đau đầu khi uống rượu). Sau thời gian đó, rượu sẽ còn khoảng 35-40 độ, khi uống có vị ngọ nhe, tê tê đầu lưỡi.
Màu vàng đặc trưng
Rượu nếp cái hoa vàng giá bao nhiêu?
Để biết giá trị thật của rượu nếp cái hoa vàng, bạn cứ thử tính mỗi kg gạo nếp có giá khoảng 25.000 – 30.000đ với tỉ lệ 1 kg nếp cho 1 lít rượu. Thời gian nấu và ủ rượu lên đến 2 năm thì không thể có một cái giá rẻ.
Những loại rượu nếp cái hoa vàng trên thị trường có giá 30.000đ – 40.000đ thì có nhiều khả năng là cồn công nghiệp. Giá một lít rượu nếp cái hoa vàng tại các địa chỉ bán rượu uy tín giao động khoảng 100.000đ/lít. Bát Tràng Family cũng hi vọng bạn là người mua hàng thông thái.
Giới Thiệu Mẫu Bình Ngâm Rượu Bát Tràng
Chum sành tài lộc Bát Tràng
Chum sứ Bát Tràng vẽ cô tấm 20 lít
Chum sứ Bát Tràng vẽ đám cưới chuột 50 lít
Chum sứ Bát Tràng vẽ chú bé chăn trâu 20 lít
Chum sứ Bát Tràng vẽ tài lộc 20 lít
Chum sứ Bát Tràng vẽ phố cổ Hà Nội 30 lít
Chum sành ngâm rượu đắp nổi Tùng Hạc 30 lít Bát Tràng
Chum sành ngâm rượu Văn Lang Âu Lạc
Trên đây là những thông tin hay về loại rượu nếp cái hoa vàng được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ lại danh cho những ai yêu thích làm các loại rượu truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay để thưởng thức nhé!