Cách thay bát hương mới đúng theo thủ tục với 6 bước

Thay bát hương mới là một trong những hành động quen thuộc của người Việt vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm đúng để luôn mang may mắn và vận may vào nhà.

Tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để nắm rõ quy trình thay bát hương mới và cũng như hạn chế sai lầm làm tổn hại đến gia chủ.

Thủ tục thay bát hương mới (bốc bát hương) cuối năm  

Các bước trong thủ tục thay bát hương mới cuối năm được thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch bát hương

Bạn chuẩn bị một chiếc khăn mới, nhỏ, sạch. Giã gừng nhỏ rồi cho vào rượu trắng. Sau đó bạn dùng khăn nhúng vào rượu gừng để lau bát hương.

Những điều nhất định phải biết khi thay bát hương mới

Lau sạch bát hương bằng rượu gừng trước khi thay bát hương mới

Bước 2: Chuẩn bị tro và thất bảo

Tro bạn có thể mua sẵn ở các cửa hàng bán đồ hàng mã. Tùy vào bát hương to, nhỏ, bạn hãy mua số lượng cho phù hợp. Thất bảo là các vật bằng đá quý, ngọc bạn có thể mua ở các tiệm vàng bạc, đá quý.

cốt thất bảo

Bước 3: Bốc tro vào bát hương

Bạn nhớ rửa tay sạch sẽ với rượu gừng trước khi bốc tro vào bát hương. Bốc từng nắm tro và đếm theo quy tắc: “Sinh – Lão – Bệnh – Tử“. Khi gần đầy bát hương, bạn lựa để dừng lại ở “sinh”.

Tuyệt đối không được đổ cho đầy bát hương, mà phải bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào, trong đầu cũng phải khấn: Con là … (họ tên)… Con xin bốc bát hương cho (thần linh, gia tiên, bà cô).

Bước 4: Đặt bát hương về đúng vị trí ban đầu

Sau khi bốc xong, bạn đặt bát hương về vị trí ban đầu của nó. Thông thường sẽ có ba bát hương. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở bên tay trái, bát hương gia tiên ở bên tay phải.

Cha ông ta hay có quan niệm rất coi trọng người đứng khấn. Chính vì vậy, vị trí trái/phải hay tính theo vị trí của người đứng khấn. Có nghĩa là bát hương bà cô đặt vị trí bên tay trái mình nhìn vào. Bát hương gia tiên đặt ở vị trí bên tay phải mình nhìn vào.

Bộ đồ thờ Phúc Đức men trắng vẽ vàng 24k

Bộ đồ thờ An Lạc vẽ men trắng vẽ vàng 24k

Đặt 1 hoặc 3 bát hương về vị trí ban đầu

Bước 5: Sắm lễ

Thời gian gần Tết ai cũng bận rộn. Bạn chỉ cần sắm lễ thành tâm là được. Hoa, quả, nước sạch bày lên bàn thờ. Thắp 3 nén nhang cho mỗi bát hương. Những lần sau thì bạn có thể chỉ thắp 1 nén hương cũng được.

Xem thêm: Thắp Nhang – Ý nghĩa số lượng cây Hương trên bàn thờ

Những điều nhất định phải biết khi thay bát hương mới

Sắm lễ cần có những gì?

Bước 6: Bố trí đúng vị trí

Bát hương cần được đặt chắc chắn, đúng vị trí trên bàn thờ. Tuyệt đối không nên xê dịch. Tất cả đồ thờ dâng lên như hoa quả, bánh kẹo, mâm cỗ,… cần đặt ở phía trước bát hương là tốt nhất.

Những điều nhất định phải biết khi thay bát hương mới

Vị trí đặt hoa quả trên bàn thờ

Văn khấn thay bát hương mới (bỏ bát hương cũ)

Hôm nay là ngày ……………………. tháng ………………………… Năm ……………………….

Tên con là ………………………… (Tín chủ của ………………….. địa chỉ ……………………..)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…………………………………

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

Thay bát hương mới vào ngày nào?

Theo cách làm truyền thống, các gia đình Việt thường sẽ lựa chọn thay bát hương mới vào dịp cuối năm. Điều này thể hiện mong muốn xua tan đi những điều xui xẻo của năm cũ. Tốt nhất bạn nên làm vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, nếu quá bận rộn, bạn có thể chọn một ngày sau ngày 23 và trước ngày 30 Tết.

Ai là người chủ trì lễ thay bát hương mới

Nếu gia đình bạn duy tâm thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các sư thầy. Họ có nghiên cứu và kinh nghiệm nên sẽ làm nhanh, cẩn thận và quen tay. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể tự thay. Chỉ cần gia chủ là người có tâm hướng thiện, tỉ mỉ và thành tâm là hoàn toàn có thể yên tâm.

bộ đồ thờ men rạn thực tế

Sư thầy sẽ hỗ trợ đắc lực cho gia chủ

Giải đáp các thắc mắc về cách thay bát hương cũ

1. Thay bát hương mới vào tháng nào trong năm?

Nên thay bát hương vào tháng Chạp trong năm, tốt nhất bạn nên làm vào ngày 23, nếu không có thời gian để chuẩn bị thì từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp là thời điểm tốt.

2. Bốc bát hương mới cần những gì?

Bốc bát hương mới gia chủ cần chuẩn bị: làm sạch bát hương mới bằng gừng, rượu trắng, tro, thất bảo, sắm lễ hoa quả và thắp hương.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết quy trình thay bát hương mới như thế nào là đúng chuẩn. Các bạn có thể tham khảo và mua các sản phẩm đồ thờ gốm Bát Tràng TPHCM. Chúng tôi chuyên cung cấp những sản phẩm uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh. Khi có nhu cần tư vấn để mua bát hướng mới hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0903 59 89 89 để được tư vấn chuẩn nhất theo Phong Thủy.

Bát hương rồng trắng xanh vẽ tay

Bát hương men rạn Rồng chầu ngọc đắp nổi men rạn xanh

Bát hương quả lựu men rạn đắp nổi Long Chầu Nguyệt cao cấp Bát Tràng

Bát hương 3 chân hoa Sen đắp nổi men rạn cao cấp Bát Tràng

Bát hương men rạn đắp nổi Rồng Chầu Nguyệt dát vàng cao cấp Bát Tràng

Lư hương Bát Tràng cao cấp

Xem thêm: Đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng [Đẹp + Giá Rẻ] đầy đủ Nhất

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
phone-icon