Gốm Thổ Hà là gì? Lịch sử hình thành làng gốm Thổ Hà

Thổ Hà là một làng nghệ thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Người dân ở đây không có ruộng lúa như những vùng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng khi nhắc đến Thổ Hà hiện nay ai cũng sẽ biết ở đây nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo. Tuy nhiên ít người còn nhớ rằng đây là một vùng từng xuất hiện nghề gốm với tuổi đời hơn 900 năm. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ khám phá về sự hưng thịnh của nghề gốm Thổ Hà – một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất Việt Nam.

Lịch sử làng gốm Thổ Hà – Bắc Giang

Thổ Hà có vị trí nằm cách Hà Nội 35km đường bộ, ba mặt đông, nam, tây được bao bọc bởi sông Cầu và phía Bắc là đồi núi thấp.

Tương truyền vào cuối thời Lý (1009-1225), ba ông Đào Trí Tiến, Hứa Vĩnh Cảo và Lưu Phong Tú cùng làm quan trong triều và được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở về, đi ngang Thiều Châu, tỉnh Quảng Đông gặp bão và phải nghỉ lại đây. Tại đây, ba ông đã học được kỹ thuật làm gốm của dân bản địa. Về nước Đào Trí Tiến truyền nghề làm hàng gốm sắc đỏ thẫm cho Thổ Hà, Hứa Vĩnh Cảo truyền nghề làm hàng gốm sắc trắng cho Bát Tràng, Lưu Phong Tú truyền nghề làm hàng gốm sắc vàng thẫm cho Phù Lãng. Do đó ông Đào Trí Tiến trở thành ông tổ nghề gốm Thổ Hà.

gốm thổ hà là gì

Vào cuối đời vua Lê Hy Tông, đồ gốm Thổ Hà được bán rộng rãi tại kinh thành Thăng Long. Cho đến hiện nay, vẫn còn một số di tích vẫn lưu giữ được vẫn còn lưu giữ được khá nhiều đồ gốm Thổ Hà. Ở chùa Hà còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ bằng gốm như bát hương, chĩnh, ang, vại thể hiện sự tôn kính và tín ngưỡng của người Thổ Hà xứ Kinh Bắc xưa kia.

Vào những năm 40 của thể kỷ trước, nghề làm gốm Thổ Hà rất phát triển, tuy nhiên sau 20 năm, do thay đổi cơ cấu nên người dân đã bỏ nghề làm gốm thủ công và chuyển sang làm công nhân cho các xí nghiệp nhà nước hoặc làm những công việc khác. Mãi cho đến năm 1988, khi mà các dụng cụ bằng nhựa trở nên thông dụng thì nghề gốm Thổ hà đã bị mai một và biết mất khỏi dòng sông lịch sử kéo dài 900 năm.

gốm thổ hà là gì

Cho đến năm 2005, một nghệ nhân trên Trịnh Đắc Tân có nghề làm gốm gia truyền đã mở lại một lò gốm sản xuất các loại chum vại sành, chậu sành, tiểu sành, lọ hoa, tích chén, với tâm nguyện khôi phục lại nghề gốm Thổ Hà Cổ truyền.

Xem thêm tin tức: Tìm hiểu về lọ cắm hoa violet

Đặc tính của gốm Thổ Hà

Để làm ra đuợc sản phẩm Gốm Thổ Hà, phải dùng đất sét từ Chóa ở huyện Yên Phong, cách đó khoảng 10km hoặc đất sét ở Xuân Lai. Bởi đây là loại sét vàng, sét xanh, ít sạn và tạp chất có đặc tính dễ tạo hình và định hình khi nung ở nhiệt độ cao. Nhờ loại đất sét trên mà thợ gốm có thể tạo ra những phải phẩm có dung tích lớn 400-500 lít như chum vại, chĩnh chõ, tiểu sành có màu nâu sẫm, màu da lươn.

gốm thổ hà là gì

Đặc biệt hơn khi làm gốm Thổ Hà không cần dùng men, đồ gốm đuợc nung ở nhiệt độ cao để tự chảy men thành sảnh, gốm nâu sẫm, thâm tím đanh mặt, khi gõ lên có âm thanh như đang gõ trên thép. Mảnh gốm sau khi nung thì cạnh trở nên rất bén, chất lỏng không thể thẩm thấu, đặc biệt không bao giờ ẩm mốc.

Đồ gốm Thổ Hà có thể giữ được trong thời gian dài, để hàng ngàn năm vẫn không bị mất màu.

gốm thổ hà là gì

Trước đây, đồ gốm Thổ Hà đã len lõi sâu vào văn hóa sinh hoạt của người dây Bắc Bộ, từ những chiếc chum, vại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày cho đến từng lớp ngói của mái đình, ngôi chùa. Tuy nhiên giờ đây chỉ còn có một gia đình vẫn còn tâm nguyện vực dậy tiếng xưa của làm gốm cổ Thổ Hà. Có thể thấy việc tạo ra một thương hiệu đã khó rồi, nhưng việc bảo tồn và giữ gìn được danh tiếng của thương hiệu đó qua hàng trăm năm không hề là việc đơn giản. Dù chỉ là ký ức, thì nghề gốm Thổ Hà sẽ còn lưu giữ mãi trong lịch sử nghề gốm cổ truyền Việt Nam.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
phone-icon